- 1 Điều chỉnh nhiệt độ phòng hợp lý
- 2 Chọn máy có công suất phù hợp với diện tích phòng
- 3 Kiểm tra ống dẫn và che chắn cục nóng
- 4 Hạn chế trao đổi nhiệt với bên ngoài
- 5 Không để đồ đạc chắn tầm lưu thông gió
- 6 Sử dụng quạt kết hợp cùng với máy lạnh
- 7 Không bật tắt điều hòa liên tục và ngắt aptomat sau khi tắt
- 8 Hẹn giờ tắt máy
- 9 Không nên tắt máy lạnh nếu ra ngoài không quá lâu
- 10 Vệ sinh máy lạnh định kỳ
1 Điều chỉnh nhiệt độ phòng hợp lý
Khi sử dụng máy lạnh, bạn nên điều chỉnh nhiệt độ sao cho phù hợp vì điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ, mà nó còn làm bạn phải đau đầu mỗi khi thanh toán tiền điện.
Bạn nên điều chỉnh từ 23 - 27 độ C để máy lạnh có thể hoạt động một cách tối ưu nhất. Không nên đặt nhiệt độ ở mức thấp nhất để làm mát nhanh vì sẽ khiến máy phải hoạt động hết công suất và làm giảm tuổi thọ.
Khi đi ngủ, bạn chỉnh mức nhiệt từ 25 - 29 độ C tầm 1 - 2 tiếng trước đó, thiết bị sẽ hoạt động tốn ít điện năng và giúp gia đình tránh bị cảm lạnh, nhất là người già và trẻ nhỏ.
Bạn nên điều chỉnh từ 23 - 27 độ C để máy lạnh có thể hoạt động một cách tối ưu nhất
2 Chọn máy có công suất phù hợp với diện tích phòng
Diện tích phòng là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến hiệu năng hoạt động của máy lạnh. Bạn nên chọn sản phẩm có công suất phù hợp hoặc đến các trung tâm điện máy uy tín để được tư vấn kỹ trước khi mua.
Nếu bạn lựa chọn máy lạnh có công suất quá lớn sẽ dẫn đến tình trạng hao phí điện năng. Ngược lại, nếu chúng có công suất quá nhỏ so với diện tích phòng thì khả năng làm lạnh kém, máy buộc phải vận hành mạnh mới đáp ứng được nhu cầu của bạn.
Bạn nên chọn sản phẩm có công suất phù hợp với diện tích phòng
3 Kiểm tra ống dẫn và che chắn cục nóng
Để máy lạnh có thể hoạt động một cách hiệu quả mà không gây tiêu tốn nhiều điện năng, bạn nên lưu ý kiểm tra ống dẫn thường xuyên và che chắn cục nóng cẩn thận.
Bạn nên vệ sinh ống dẫn định kỳ vì bụi bẩn bám bên trong chúng gây cản trở vận hành hệ thống làm mát của máy lạnh. Ngoài ra, bạn kiểm tra ống dẫn thường xuyên để tránh hiện tượng rò rỉ.
Về cục nóng máy lạnh, bạn lắp đặt ở ngoài trời và cách tường 30 cm tại những vị trí có bóng mát, tránh ánh nắng mặt trời, hoặc che chắn bằng tấm bạt chống nhiệt để tăng tốc độ làm lạnh.
Lắp đặt ở ngoài trời và cách tường 30 cm tại những vị trí có bóng mát
4 Hạn chế trao đổi nhiệt với bên ngoài
Bạn nên lắp đặt máy lạnh ở các phòng kín, đảm bảo đóng kín cửa và không có khe hở trong sử dụng để tránh tỏa nhiệt ra bên ngoài, giúp quá trình làm lạnh diễn ra nhanh chóng và hiệu quả.
Không nên để ánh nắng mặt trời chiếu vào phòng vì sẽ khiến cho máy lạnh phải hoạt động mạnh, gây tiêu tốn nhiều điện năng. Đối với các phòng có cửa kính, bạn có thể sử dụng rèm cửa sáng màu để giảm hấp thụ nhiệt, tạo cảm giác thoải mái và dễ chịu.
Lắp đặt máy lạnh ở các phòng kín
5 Không để đồ đạc chắn tầm lưu thông gió
Dù máy lạnh được thiết kế tấm tản gió giúp khí lạnh tỏa đúng hướng, nhưng bạn vẫn nên sắp xếp các đồ đạc trong phòng một cách hợp lý và gọn gàng, để không làm chắn tầm lưu thông gió, giúp cho hoạt động làm lạnh của thiết bị được tối ưu và tiêu tốn ít điện năng hơn.
Sắp xếp các đồ đạc trong phòng một cách hợp lý và gọn gàng, để không làm chắn tầm lưu thông gió
6 Sử dụng quạt kết hợp cùng với máy lạnh
Bên cạnh việc sử dụng máy lạnh để làm mát, nếu bạn kết hợp thêm quạt sẽ giúp lưu thông khí mát trong phòng. Điều này có nghĩa là bạn không cần phải giảm nhiệt độ xuống quá thấp, nhờ đó sẽ tiết kiệm được rất nhiều năng lượng và bảo vệ sức khoẻ.
Sử dụng quạt kết hợp cùng với máy lạnh giúp lưu thông khí mát trong phòng
7 Không bật tắt điều hòa liên tục và ngắt aptomat sau khi tắt
Bật/tắt điều hòa liên tục là một thói quen xấu gây hao phí điện năng và khiến cho tuổi thọ của máy bị giảm đáng kể. Nhiều người dùng thường hay bật máy lạnh trong một khoảng thời gian rồi tắt và sử dụng quạt. Sau khi cảm nhận được nhiệt độ nóng trở lại thì tiếp tục bật máy lạnh.
Trên thực tế, việc bật/tắt máy lạnh thường xuyên lại là nguyên nhân chủ yếu gây tiêu tốn điện năng. Bởi lẽ, khi khởi động máy phải hoạt động mạnh để bật máy nén, động cơ quạt và làm lạnh không khí theo yêu cầu.
Bạn nên tiến hành bật/tắt máy lạnh trước khi định ra khỏi phòng khoảng 30 phút và sau khi tắt máy bằng điều khiển từ xa, bạn ngắt luôn aptomat để tránh máy tiêu thụ điện ngầm.
Việc bật/tắt máy lạnh thường xuyên lại là nguyên nhân chủ yếu gây tiêu tốn điện năng
8 Hẹn giờ tắt máy
Tính năng hẹn giờ tắt máy lạnh thường rất hữu ích khi sử dụng vào ban đêm. Việc làm này sẽ giúp bạn không bị thức giấc và ngủ ngon hơn, không cảm thấy quá lạnh, da không bị khô sau một đêm dài, không bị cảm lạnh,... và đặc biệt giúp tiết kiệm được lượng điện năng tối ưu.
Hẹn giờ tắt máy giúp bạn không bị thức giấc và ngủ ngon hơn
9 Không nên tắt máy lạnh nếu ra ngoài không quá lâu
Nếu bạn cần ra khỏi phòng trong một thời gian ngắn thì nên tăng nhiệt độ máy lạnh lên cao hơn khoảng 30 - 32 độ C và đóng kín cửa. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm điện tốt hơn là việc tắt máy lạnh rồi lại bật, khiến máy phải tốn thời gian khởi động và làm lạnh phòng lại từ đầu.
Không nên tắt máy lạnh nếu ra ngoài không quá lâu
10 Vệ sinh máy lạnh định kỳ
Nếu chỉ bảo quản máy tốt thôi thì chưa đủ, để máy hoạt động hiệu quả, bạn nên vệ sinh máy lạnh thường xuyên. Việc này có thể giảm đến 15% công suất hoạt động của máy, giúp tiết kiệm một lượng điện rất lớn và tăng tuổi thọ của máy.
Số lần vệ sinh sẽ tùy thuộc vào môi trường và tần suất sử dụng trong năm, nhưng theo các chuyên gia về điện lạnh thì nên vệ sinh máy khoảng 3 - 4 tháng/lần nếu sử dụng thường xuyên, 6 tháng/lần nếu dùng ít.
Để máy hoạt động hiệu quả, bạn nên vệ sinh máy lạnh thường xuyên