Kiến thức
Các lỗi thường gặp ở bếp từ và các khắc phục!
07/09/2023
Trong quá trình sử dụng bếp từ để đun nấu, đôi khi bạn sẽ gặp phải một số lỗi do lắp đặt sai hoặc sử dụng chưa đúng cách. Vậy các lỗi thường gặp ở bếp từ là gì và cách khắc phục như thế nào? Cùng Bepbon tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Bếp từ lỗi E0: Không nhận nồi nấu

Bếp từ gặp lỗi E0

Nguyên nhân:

Đèn chỉ báo hiển thị E0 trên bàn phím điều khiển kèm theo tiếng bíp bíp một hồi rồi tự tắt bếp là do một số nguyên nhân sau:

  • Nồi nấu làm bằng các vật liệu không sử dụng được cho bếp từ như gốm, sứ, thủy tinh, đất,…
  • Đáy nồi không bằng phẳng.
  • Kích thước nồi quá nhỏ.

Cách khắc phục:

  • Sử dụng nồi nấu chuyên dụng cho bếp từ được làm bằng Inox. Cách kiểm tra nồi nấu sử dụng được cho bếp từ: Dùng nam châm đặt dưới đáy nồi, nếu nam châm bị hút vào thì nồi chảo đó sử dụng được cho bếp từ.
  • Sử dụng nồi nấu có đáy bằng phẳng và có tính nhiễm từ.
  • Sử dụng nồi nấu đúng kích thước với vùng nấu, không được quá nhỏ hoặc quá lớn.

2. Bếp từ báo lỗi E1: Lỗi quá nhiệt

Nguyên nhân:

  • Bếp báo lỗi E1 quá nhiệt là do nấu liên tục ở nhiệt độ cao trong khoảng thời gian dài. Điều này khiến quạt tản nhiệt trang bị trên bếp hoạt động quá tải, các linh kiện của bếp bị nóng do không tản nhiệt kịp thời. Bởi vậy, bếp sẽ báo lỗi E1 và tự động tắt bếp để đảm bảo an toàn cho người dùng và kéo dài tuổi thọ cho linh kiện.

Cách khắc phục:

  • Đầu tiên, bạn tắt bếp và nhấc nồi nấu ra khỏi bếp. Lưu ý không nên rút nguồn điện hoặc aptomat để quạt tản nhiệt hoạt động làm nguội linh kiện.
  • Dùng ổn áp để hiệu điện thế được giảm xuống mức phù hợp với bếp từ.
  • Trường hợp quạt tản nhiệt kêu to, bạn kiểm tra xem có vật cản nào bên trong quạt không. Nếu có thì gỡ ra để quạt hoạt động đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Sau khi dùng các cách trên mà bếp vẫn báo lỗi E1 thì bạn nên gọi đến trung tâm bảo hành/sửa chữa để họ kiểm tra và xử lý sự cố.

3. Bếp từ báo lỗi E2: Nguồn điện áp quá cao hoặc nồi/chảo đặt trên bếp không có thức ăn

Bếp từ báo lỗi E2

Nguyên nhân:

  • Nguồn điện áp sử dụng cho bếp từ không ổn định. Bếp từ sử dụng ổn định với nguồn điện từ 220V – 260V, khi nguồn điện áp lên quá cao vượt qua ngưỡng 260V thì bếp sẽ tự ngừng hoạt động và báo lỗi để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
  • Trên bếp đang đặt nồi chảo nấu nhưng chưa có thức ăn bên trong.

Cách khắc phục:

  • Sử dụng ổn áp để nguồn điện luôn ổn định ở mức 220V, vừa bảo vệ bếp từ, vừa bảo vệ các thiết bị điện tử khác trong nhà.
  • Cho thực phẩm vào nồi chảo và tiến hành đun nấu. Nếu bếp vẫn báo lỗi E2 thì bạn nên tắt và cho bếp nghỉ khoảng 10 phút rồi tiếp tục nấu nướng.

4. Lỗi E3: Nguồn điện áp quá thấp hoặc quá nhiệt

Nguyên nhân:

  • Nguồn điện quá thấp và không ổn định làm bếp từ không đủ nguồn năng lượng để hoạt động.
  • Sử dụng bếp nấu ở nhiệt độ cao trong một khoảng thời gian dài.

Cách khắc phục:

  • Tắt bếp và kiểm tra nguồn điện. Bạn nên lắp thêm ổn áp Lioa để nguồn điện luôn ổn định giúp bếp từ hoạt động hiệu quả và kéo dài tuổi thọ.
  • Tắt bếp và nhấc nồi nấu ra khỏi bếp. Lưu ý không nên rút nguồn điện hoặc aptomat để quạt tản nhiệt hoạt động làm nguội linh kiện. Để bếp nguội khoảng 10 phút rồi sử dụng tiếp.

5. Lỗi E4: Điện năng quá tải hoặc nhiệt độ nồi nấu trên bếp quá cao

Bếp từ báo lỗi E4

Nguyên nhân:

  • Nguồn điện sử dụng cho bếp từ quá cao, nhiệt độ nấu trên bếp vượt qua ngưỡng 280 độ C khiến bếp hoạt động không ổn định và phát ra tiếng kêu bíp bíp, đèn hiển thị E4 báo lỗi.

Cách khắc phục:

  • Tắt bếp, nhấc nồi chảo nấu ra khỏi bếp để quạt tản nhiệt hoạt động làm nguội linh kiện trong bếp.
  • Kiểm tra nguồn điện, dụng cụ nấu và chờ bếp nguội rồi sử dụng tiếp.
  • Nếu lỗi này xảy ra thường xuyên thì bạn nên liên hệ với trung tâm bảo hành/sửa chữa để xử lý sự cố.

6. Lỗi E5: Bộ phận cảm biến nhiệt quá tải hoặc hỏng quạt tản nhiệt

Nguyên nhân:

Bếp từ xuất hiện lỗi E5 là do:

  • Trở cảm biến (IGBT) bị quá nhiệt
  • Hoặc quạt tản nhiệt bị hỏng.

Cách khắc phục:

  • Tắt bếp, nhấc nồi chảo ra khỏi vùng nấu và chờ bếp nguội. Lỗi E5 không còn khi nhiệt độ bếp nấu giảm xuống.
  • Thay quạt tản nhiệt mới. Bạn hãy liên hệ với trung tâm bảo hành/sửa chữa để được thay thế linh kiện.
Thay quạt tản nhiệt mới cho bếp từ

7. Lỗi E6: Cảm biến nhiệt gặp vấn đề hoặc bị hỏng, đáy nồi/chảo nấu có nhiệt độ quá cao

Nguyên nhân:

  • Hoạt động của cảm biến nhiệt gặp trục trặc do lỏng dây hoặc bị tắt.
  • Nhiệt độ dưới đáy nồi chảo nấu quá cao.

Cách khắc phục:

  • Tắt bếp, liên hệ với trung tâm bảo hành/sửa chữa để hàn cảm biến lại hoặc thay thế cảm biến mới.
  • Tránh đặt nồi chảo nấu có nhiệt độ quá cao lên bếp, vì như vậy sẽ gây ra hiện tượng sốc nhiệt, làm nứt vỡ mặt kính và ảnh hưởng đến quá trình nấu. Khi nhiệt độ bếp lên quá cao thì bếp sẽ tự ngường hoạt động để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

8. Lỗi ER22: Lỗi phím điều khiển

Lỗi bàn phím điều khiển ở bếp từ

Nguyên nhân:

  • Do thời tiết ẩm ướt, độ ẩm không khí cao (đặc biệt vào mùa nồm ẩm).
  • Không gian bếp có nhiều gián, kiến sinh sống tạo môi trường ẩm ướt.

Cách khắc phục:

  • Ngắt nguồn điện, nhấc bếp lên và tháo mặt kính ra khỏi bếp. Dùng máy sấy tóc sấy thật khô bàn phím trong 5-10 phút rồi lắp bếp lại như cũ, kết nối nguồn điện và bật bếp lên. Nếu bếp hoạt động trở lại thì bạn đã sửa xong lỗi ER22.
  • Trường hợp bếp vẫn hiển thị lỗi ER22 sau khi sấy khô bàn phím điều khiển thì có nghĩa là linh kiện đã bị hỏng. Bạn hãy liên hệ với trung tâm bảo hành hoặc trung tâm sửa chữa bếp từ để thay thế linh kiện.

9. Lỗi ER47: Lỗi mất kết nối từ mạch nguồn vào phím điều khiển

Nguyên nhân:

  • Do thời tiết ẩm ướt, độ ẩm không khí cao khiến linh kiện bị han gỉ, hỏng hóc

Cách khắc phục:

  • Khi bếp từ bị lỗi ER47 thì cách tốt nhất là bạn liên hệ với trung tâm bảo hành/sửa chữa để được thay thế linh kiện.

10. Lỗi mất nguồn

Nguyên nhân:

  • Do côn trùng xâm nhập.
  • Điện nguồn cấp không có.

Cách khắc phục:

  • Đối với trường hợp côn trùng xâm nhập vào bếp, cần tháo bếp và lấy côn trùng ra, sau đó vệ sinh bếp sạch sẽ. Bạn có thể tự làm ở nhà hoặc gọi đến trung tâm bảo hành để được kiểm tra, vệ sinh bếp miễn phí nếu vẫn còn thời hạn bảo hành.
  • Kiểm tra aptomat và dây điện nguồn.

Trên đây là 10 lỗi thường gặp ở bếp từ và cách khắc phục, xử lý lỗi khi gặp phải. Mã lỗi bếp từ của mỗi hãng sản xuất sẽ có ký hiệu khác nhau nhưng cách khắc phục đều giống nhau. Bởi vậy, bạn hoàn toàn có thể xử lý nhanh gọn những lỗi nhỏ thường gặp trong quá trình sử dụng bếp từ.

Chia sẻ
Đã copy link
Bài viết mới nhất
Kiến thức
Các lỗi thường gặp ở bếp từ và các khắc phục!
Kiến thức
Các lỗi thường gặp trên máy rửa chén BOSCH - Nguyên nhân và cách khắc phục
Mẹo vặt
Cách xử lý các tình huống thường gặp khi sử dụng tủ lạnh
Kiến thức
Cách làm chè vải hạt sen thơm ngon tươi mát giải nhiệt mùa hè
Bài viết liên quan
Các lỗi thường gặp ở bếp từ và các khắc phục!
Kiến thức
Các lỗi thường gặp ở bếp từ và các khắc phục!
Các lỗi thường gặp trên máy rửa chén BOSCH - Nguyên nhân và cách khắc phục
Kiến thức
Các lỗi thường gặp trên máy rửa chén BOSCH - Nguyên nhân và cách khắc phục
Cách xử lý các tình huống thường gặp khi sử dụng tủ lạnh
Mẹo vặt
Cách xử lý các tình huống thường gặp khi sử dụng tủ lạnh
Cách làm chè vải hạt sen thơm ngon tươi mát giải nhiệt mùa hè
Kiến thức
Cách làm chè vải hạt sen thơm ngon tươi mát giải nhiệt mùa hè