1.Vệ sinh sạch thớt ngay sau khi mua về
Vệ sinh thớt gỗ đúng cách ngay sau khi mua về giúp làm sạch và hạn chế hư hại về sau bởi gỗ tự nhiên có đặc tính thấm hút nước. Trong quá trình sử dụng, thớt gỗ có thể dễ dàng hấp thụ nước từ thức ăn. Sau nhiều ngày, độ ẩm tích tụ từ trong lòng thớt sẽ khiến thớt gỗ từ từ bị rạn nứt hay mục nát từ bên trong, giảm đi tuổi thọ của thớt.
Vậy nên ngay sau khi mua thớt về, bạn hãy ngâm thớt trong hỗn hợp muối và nước theo tỉ lệ 200g muối : 1 lít nước. Thời gian ngâm khoảng 1 ngày đêm, sau đó mang đi phơi khô.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các loại dầu khoáng như dầu prafin lỏng. Thoa một lớp dầu lên bề mặt thớt sạch, khô. Không sử dụng trong 48h để thớt gỗ hấp thụ hoàn toàn phần dầu khoáng. Để có kết quả tốt nhất, bạn cũng nên bảo dưỡng thớt gỗ 1 lần/tháng.
Những việc trên giúp làm sạch bề mặt gỗ và tạo một màn chắn để duy trì độ ẩm cần thiết cho thớt, hạn chế thấm nước và rạn nứt trong quá trình sử dụng.
2.Bảo quản thớt trong môi trường khô ráo, thoáng mát
Khi không sử dụng thường xuyên, thớt gỗ sẽ không còn được duy trì một độ ẩm tự nhiên cần thiết. Vậy nên, lời khuyên dành cho những gia đình ít sử dụng thớt gỗ là: hãy rửa sạch thớt rồi bọc ni lông kín lại, để ở nơi khô mát tránh cho tiếp xúc với ánh nắng mặt trời để hạn chế rạn nứt và hư hỏng.
Còn nếu bạn sử dụng thớt gỗ thường xuyên, hãy chú ý rằng, sau khi vệ sinh sạch sẽ, đặt thớt gỗ theo chiều dọc để ngăn nước đọng lại trên bề mặt, tránh không bị thấm ngược vào trong.
3.Vệ sinh, khử trùng thớt định kỳ
Vệ sinh thớt với nước nóng
Sau khi dùng xà phòng, rửa lại thớt gỗ lại với nước nóng. Việc này giúp thớt được khử trùng, đồng thời loại bỏ hoàn toàn lượng xà phòng còn sót lại, tránh bị thấm ngược vào thớt và gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Vệ sinh thớt với muối
Với kết cấu dạng tinh thể, muối giúp tẩy sạch các mảnh vụn thức ăn có thể còn dính vào thớt. Ngoài ra, muối còn giúp hấp thụ các chất lỏng dư thừa trên bề mặt thớt gỗ và ngăn ngừa tối đa sự hình thành của vi khuẩn.
Thớt sau khi sử dụng xong, bạn rắc đều 1 ít muối lên trên mặt, chà liên tục trong khoảng 2 - 3 phút rồi rửa lại với nước sạch và để ráo.
Vệ sinh thớt với chanh
Chanh có chứa acid nitric, là một chất khoáng khuẩn tự nhiên. Vệ sinh thớt gỗ với chanh giúp giảm thiểu được các loại vi khuẩn gây mùi.
Chanh cắt làm đôi, hoặc vắt lấy nước cốt rồi sử dụng trực tiếp lên bề mặt thớt, sau đó rửa sạch lại với nước.
Chanh có acid nitric, giúp hỗ trợ ngăn ngừa các loại vi khuẩn gây mùi có trong thớt
Dùng hỗn hợp Baking soda và giấm
Để làm sạch thớt gỗ lâu ngày, hãy sử dụng giấm trắng và baking soda để tác động trực tiếp đến từng sớ gỗ bên trong.
Bạn thực hiện bằng cách rải một lớp baking soda lên bề mặt thớt sau đó cho giấm trắng lên trên. Tiếp tục, dùng bàn chải chà mạnh, liên tục trong khoảng 5 phút. Sau đó rửa lại thớt bằng nước sạch.
Kết hợp giấm và baking soda để đạt được hiệu quả làm sạch thớt tối ưu nhất
4.Một vài lưu ý khi sử dụng thớt gỗ
- Vệ sinh sạch thớt ngay sau khi sử dụng.
- Không nên băm, chặt quá mạnh vào thớt.
- Trang bị 2 loại thớt dùng cho thực phẩm chín và thực phẩm sống để tránh lây nhiễm chéo
- Tráng thớt bằng nước sôi trước khi dùng để cắt thực phẩm chín
- Sau khi sử dụng, thớt có hiện tượng ố và ngả vàng thì có thể ngâm thớt trong giấm và nước cốt chanh
- Thay mới thớt gỗ khi cần thiết
Vậy là bepBon đã giới thiệu xong cho bạn cách bảo quản thớt gỗ, ngăn mốc vừa đơn giản lại hiệu quả. Hãy nhanh tay ghi lại các mẹo trên để giữ thớt nhà bạn luôn được sạch sẽ nhé!